Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024


Thuế TNCN là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn hạch toán thuế TNCN đối với từng đối tượng mới nhất

Các đối tượng hạch toán thuế bao gồm

Có 3 đối tượng chính được xác định khi tính thuế TNCN, đó là:

  • Đối tượng cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên;
  • Đối tượng cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng;
  • Đối tượng cá nhân không cư trú (thường là người nước ngoài).

Hướng dẫn hạch toán thuế TNCN năm 2020 đối với từng đối tượng cụ thể:

hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Đối với đối tượng cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.

Đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên, kế toán tính thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Công thức tính thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất.

Trong đó:

*Thu nhập tính thuế TNCN sẽ bằng Thu nhập chịu thuế TNCN trừ Các khoản giảm trừ.

*Thu nhập chịu thuế: là tổng TNCN được DN chi trả không bao gồm:

  • Thu nhập làm thêm giờ;
  • Tiền công tác phí;
  • Phụ cấp điện thoại, trang phục.
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN;
  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa;

* Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh;
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHYT, BHXH, BHTN, …);
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

* Thuế suất thuế TNCN quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 60 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

BẠN NÊN BIẾT:

Đối với đối tượng cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 3 tháng.

Kế toán khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên cụ thể: Khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không).

Đối với đối tượng cá nhân không cư trú (thường là người nước ngoài).

Đối với cá nhân không cư trú Thuế TNCN chịu thuế suất 20% đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân

Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Kế toán hạch toán thuế TNCN sử dụng tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân

Xác định số thuế TNCN của người lao động phải nộp.

Khi khấu trừ số thuế TNCN phải nộp tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của người lao động, kế toán hạch toán:

Nợ TK 334: Tiền thuế TNCN phải nộp

Có TK 3335: Tiền thuế TNCN phải nộp.

Doanh nghiệp trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài.

Khi DN chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, phải xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, kế toán hạch toán cụ thể như sau:

– Kế toán khấu trừ thuế TNCN khi chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài, hạch toán:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635, …: Tổng số tiền phải thanh toán

Nợ TK 161: Tổng số tiền phải thanh toán

Nợ TK 3531: Tổng số tiền phải thanh toán

Có TK 3335: Tiền thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ

Có các TK 111, 112: Trị giá tiền thực trả sau khi khấu trừ thuế.

– Kế toán khấu trừ thuế TNCN khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập, hạch toán:

Nợ TK 331: Tổng số tiền phải trả

Có TK 333: Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ

Có các TK 111, 112: Số tiền thực trả sau khi khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước khi người lao động ủy quyền quyết toán thuế.

Khi nộp thuế TNCN thay cho người thuộc đối tượng chịu thuế vào NSNN, kế toán hạch toán:

Nợ TK 3335: Tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp Nhà nước

Có các TK 111, 112, …: Tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp Nhà nước.

Các bài viết liên quan

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo

các khóa đào tạo kế toán

Dịch vụ kế toán

thành lập công ty

dịch vụ hoàn thuế

học kế toán thực hành