Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2019


Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2019 đối với TNCN của Cá nhân cư trú ký hợp đồng dài hạn, cá nhân ký hợp đồng dưới 3 tháng, cá nhân không cư trú

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2019

Hướng dẫn cách tính thuế tncn, tính thuế cá nhân

1. Các trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2019 được chia thành ba trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên => Tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần

  • Trường hợp 2: Với cá nhân ký hợp đồng lao đồng có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động => Tính thuế suất 10%

  • Trường hợp 3: Với cá nhân không cư trú (Thường là người nước ngoài) => Tính thuế suất 20%

2. Thế nào là cá nhân cư trú và không cư trú

a. Cá nhân cư trú

  • Là Cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch.
  • Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên có đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
  • Đối với người nước ngoài: Có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam: bao gồm cả ở khách sạn, nhà nghỉ, nơi làm việc… tổng số ngày thuê ở các hợp đồng từ 183 ngày trở lên.

b. Cá nhân không cư trú

  • Là các cá nhân không thuộc 3 điều kiện trên

3. Thời điểm tính thuế TNCN

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm tổ chức cá nhân chi trả thu nhập cho người nộp thuế

Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý, và quyết toán theo năm

Ví dụ: Tiền lương tháng 12/2018 được trả vào tháng 01/2019 thì tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng tháng 01/2019 và quyết toán thuế TNCN năm 2019

4. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập  - Các khoản miễn thuế

a. Tổng thu nhập là gì

Tổng thu nhập là tất cả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương trong kỳ (phụ cấp, trợ cấp…)

b. Các khoản miễn thuế là gì

  • Tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca: Theo Khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH, số tiền ăn trưa tối đa 730.000 đồng/người/tháng thì được miễn thuế. Nghĩa là công ty phụ cấp tiền ăn trưa trên 730.000 trở lên thì mới phải tính thuế TNCN, còn từ

  • Phụ cấp điện thoại: được miễn theo Hợp đồng lao động, theo Quy chế của Công ty.

  • Phụ cấp nhà ở: Khoản tiền thuê nhà được DN trả thay tính vào thu nhập chịu thuế không vượt quá 15% trên tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ khác).

Ví dụ: Người lao động có tổng thu nhập là 10.000.000đ (Chưa tính tiền thuê nhà). Công ty hỗ trợ phụ cấp nhà ở là 3.000.000đ/tháng => Số tiền tính vào thu nhập chịu thuế = 10.000.000 x 15% = 1.500.000 và số tiền được miễn là 3.000.000 – 1.500.000 = 1.500.000đ

  • Phụ cấp trang phục: Nếu bằng hiện vật như DN mua trang phục quần áo, giày..cho người lao động thì được miễn toàn bộ. Nếu bằng tiền mặt thì không vượt quá 5.000.000đ/người/năm

  • Tiền công tác phí: được miễn toàn bộ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh

  • Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công thêm giờ,làm việc vào ngày nghỉ lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ

c. Các khoản giảm trừ là gì

  • Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000đ/người/tháng; Đối với người phụ thuộc là 3.600.000đ/người/tháng.

  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, bảo hiểm thât nghiệp, bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt

  • Các khoản đóng góp từ thiện, quỹ nhân đạo, khuyến học

5. Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2019

a. Trường hợp đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Theo quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất được tính theo  biểu thuế lũy tiến từng phần, nghĩa là lũy tiến theo bậc thu nhập của người lao động.

Dựa trên thuế suất của người lao động, thuế thu nhập cá nhân với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên được tính cụ thể như bảng sau:

Bậc thuế

Thu nhập tính thuế/tháng (Triệu đồng)

Thuế suất (%)

Công thức tính số thuế phải nộp

1

Đến 5

5

TNTT (Thu nhập tính thuế) x 5%

2

Trên 5 đến 10

10

TNTT x 10% - 250.000đ

3

Trên 10 đến 18

15

TNTT x 15% - 750.000đ

4

Trên 18 đến 32

20

TNTT x 20% - 1.650.000đ

5

Trên 32 đến 52

25

TNTT x 25%- 3.250.000đ

6

Trên 52 đến 80

30

TNTT x 30% - 5.850.000đ

7

Trên 80

35

TNTT x 35% - 9.850.000đ

Theo công thức ở phần trên ta có:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Trong đó Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập  - Các khoản miễn thuế

Để hiểu rõ hơn các bạn hãy cũng xem ví dụ sau:
Ví dụ: Người lao động A cư trú tại Hà Nội, và làm việc tại một công ty B ký hợp đồng lao động 1 năm (trên 3 tháng). Tháng 1/2019, A được trả các khoản thu nhập như sau:

  • Lương cơ bản: 15.000.000 đ

  • Tiền ăn trưa: 900.000đ

  • Tiền điện thoại: 300.000đ

  • Tiền phụ cấp xăng xe: 1.000.000đ

  • Tiền thưởng: 5.000.000đ

  • Các khoản bảo hiểm phải nộp: 15.000.000 x 10,5%= 1.575.000đ

  • Đăng ký người phụ thuộc: 1 người con

=>Tổng thu nhập của A = 15.000.000 + 900.000 + 300.000 + 1.000.000 + 5.000.000 = 22.200.000đ

=>Các khoản miễn thuế = Tiền ăn trưa (Tối đa là 730.0000) + Tiền điện thoại = 730.000 + 300.000 = 1.030.000đ

=>Các khoản giảm trừ = Tiền giảm trừ bản thân + Tiền giảm trừ người phụ thuộc + Các khoản bảo hiểm = 9.000.000 + 3.600.000 + 1.575.000 = 14.175.000đ

=> Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế = 22.200.000 – 1.030.000 = 21.170.000đ

=> Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ = 21.170.000 – 14.175.000 = 6.995.000đ

Như vậy Thu nhập tính thuế của A là 6.995.000đ ở bậc 2 (trên 5 triệu động)

Vậy mức Thuế TNCN người lao động A phải nộp = 6.995.000 x 10% - 250.000 = 449.500đ

b. Trường hợp đối với cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng

  • Các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền công, tiền lương cho cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động có tổng mức chi trả thu nhập từ 2.000.000đ/lần trở lên phải khấu trừ thuế TNCN ở mức 10% trên tổng thu nhập trước khi chi trả cho người lao động.

Ví dụ:  A ký hợp đồng thử việc 2 tháng tại công ty Minh Việt với mức lương 3.000.000đ/tháng và phụ cấp ăn trưa 300.000đ/tháng

=> Thuế thu nhập cá nhân mà A phải nộp = Tổng thu nhập x 10% = (3.000.000 + 300.000) x 10% = 330.000

  • Đối với cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập tại 1 nơi thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế nhưng ước tính trong một năm tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân đó sau khi trừ giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế TNCN (dưới 108.000.000đ/năm) thì cá nhân đó làm Cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC gửi cho tổ chức chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế. Điều kiện làm cam kết 02/CK-TNCN là cá nhân nhận thu nhập bắt buộc phải có mã số thuế tại thời điểm làm cam kết.

c. Trường hợp với cá nhân không cư trú

Đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 20%. Cụ thể cách tính thuế TNCN phải nộp như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập x 20%


=> Tham khảo bài viết cách đăng ký mã số cá nhân mới nhất 2019 để biết cách đăng ký MSTCN các bạn nhé!

KẾ TOÁN MINH VIỆT KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH THÀNH CÔNG !

XIN ĐƯỢC GIỚI THIỆU CÁC GÓI DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN CHUYÊN SÂU ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO

CÁC GÓI DỊCH VỤ VỀ KẾ TOÁN

CÁC KHÓA HỌC CHUYÊN SÂU

 ► Dịch vụ kế toán trọn gói

 Học kế toán thực hành

► Dịch vụ báo cáo tài chính

 Học kế toán cho người chưa biết gì

 Dịch vụ rà soát sổ sách kế toán

 Học kế toán sản xuất

Dịch vụ quyết toán thuế

 Học kế toán xuất nhập khẩu

Dịch vụ hoàn thuế

Học kế toán xây dựng

 
Học kế toán thương mại dịch vụ ► Học kế toán thuế

 

Các bài viết liên quan

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo

các khóa đào tạo kế toán

Dịch vụ kế toán

thành lập công ty

dịch vụ hoàn thuế

học kế toán thực hành