Hướng dẫn cách tính giá sản phẩm tại DN sản xuất năm 2020


Bài viết dưới đây xin hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất năm 2020, mời các  bạn cùng tìm hiểu

Phương pháp tính phổ thông.

Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ có tính đến chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và loại trừ chi phí sản phẩm cuối kỳ.

Tổng giá thành SP = CP SP dở dang đầu kỳ + CP sản xuất trong kỳ – CP SP dở dang cuối kỳ.

Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP/ Khối lượng SP hoàn thành.

tính giá sản phẩm tại DN sản xuất

Hướng dẫn tính giá thành theo hệ số.

Áp dụng ở các doanh nghiệp có đặc điểm trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng một loại nguyên liệu đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Trình tự thực hiện như sau:

Chúng ta căn cứ đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số.

– Chọn sản phẩm tiêu biểu nhất có hệ số bằng 1.

– Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm chuẩn.

Tổng sản lượng SP chuẩn = ∑Sản lượng thực tế i * Hệ số sản phẩm i.

– Tính tổng giá thành liên sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

Tổng giá thành liên SP = CP SP dở dang đầu kỳ + CP sản xuất trong kỳ – CP SP dở dang cuối kỳ.

– Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm.

Hệ số phân bổ chi phí SP i = Sản lượng chuẩn SP i / Tổng sản lượng SP chuẩn.

– Tính giá thành từng loại sản phẩm.

Tổng giá thành SP i = Tổng giá thành liên SP * Hệ số phân bổ chi phí SP i.

Tính giá thành từng loại sản phẩm.

Hướng dẫn tính giá thành theo tỷ lệ.

Áp dụng tại doanh nghiệp sản xuất có đặc điểm trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được nhóm sản phẩm cùng loại với phẩm cấp, quy cách khác nhau

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm.

Trình tự thực hiện như sau:

– Chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là giá thành quy định mức hoặc giá thành kế hoạch.

– Tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

– Tính tỷ lệ giá thành.

Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành của nhóm sản phẩm / Tổng tiêu chuẩn phân bổ.

– Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm.

Tổng giá thành thực tế từng quy cách SP = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách SP * Tỷ lệ giá thành.

Hướng dẫn tính giá thành phân bước.

Áp dụng tại doanh nghiệp có

  • Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau.
  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn, phân xưởng
  • Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hay nửa thành phẩm.

Trình tự thực hiện như sau:

– Giai đoạn 1:

Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm GĐ 1= CP NVL chính + CP sản xuất khác GĐ 1.

– Giai đoạn 2:

Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm GĐ 2 = Giá thành nửa thành phẩm GĐ 1 chuyển sang + CP sản xuất khác GĐ 2.

– Giai đoạn n:

Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm = Giá thành nửa thành phẩm GĐ (n – 1) chuyển sang + CP sản xuất khác GĐ n.

Trong đó:

Giá thành nửa thành phẩm GĐ i = Giá thành nửa thành phẩm GĐ (i – 1) chuyển sang + CPSX dở dang đầu kỳ GĐ i + CPSX phát sinh trong kỳ GĐ I – CPSX dở dang cuối kỳ GĐ i.

Hướng dẫn tính giá thành theo đơn đặt hàng.

  • Đối với mỗi đơn đặt hàng thì kế toán mở một bảng tính giá thành.
  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm theo từng đơn đặt hàng
  • Đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành.

Hàng tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng phân xưởng trong sổ kế toán chi tiết để ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan. Khi việc sản xuất hoàn thành kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm. Tính giá thành sản phẩm bằng cách cộng toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp trên bảng tính giá thành.

Hướng dẫn tính giá thành theo định mức.

Áp dụng đối với doanh nghiệp có

  • Quy trình công nghệ sản xuất ổn định
  • Hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hợp lý
  • Trình độ tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cao
  • Công tác hạch toán ban đầu chặt chẽ.

Trình tự thực hiện như sau:

– Xác định tổng giá thành định mức của sản phẩm

– Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức

– Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức

– Tính giá thành thực tế của SP:

Tổng giá thành thực tế = Tổng giá thành định mức + - Chênh lệch do thay đổi định mức + -  Chênh lệch do thoát ly định mức.

Các bài viết liên quan

Gọi điện
tel
Chat Zalo
Chat Zalo

các khóa đào tạo kế toán

Dịch vụ kế toán

thành lập công ty

dịch vụ hoàn thuế

học kế toán thực hành